Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Bánh Tết cổ truyền của người Việt (Phần cuối)

Tiếp theo của bài viết Bánh Tết cổ truyền của người Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại bánh thường xuyên có mặt trong mâm cỗ Tết của người Việt Nam ta.

3. Bánh Tổ


Người miền Trung cho rằng bánh Tổ có từ thời vua Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên thường vào dịp Tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu có sẵn trên địa phương để nhớ về tổ tiên, cảm tạ trời đất.

Bánh Tổ có mặt ở Quảng Nam

Bánh Tổ, nhiều nơi còn gọi là bánh ổ, được làm từ đường đen và nếp hương. Đường đen là loại đường bát, cứng, được sản xuất từ các lò đường thủ công trong làng, còn nếp phải là nếp loại dẻo và thơm ngon.

4. Bánh in

Bánh in gần giống với bánh khảo của người miền Bắc

Bánh in tương tự với bánh khảo ở miền Bắc, được làm từ gạo nếp được xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Tiếp đó, đường bát cũng được tạo thành bột mịn, trộn đều với bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia được lót giấy hoặc lá chuối để lấy bánh ra.

Để làm cho bánh cứng, người ta có thể phơi qua nắng hoặc dùng than củi nướng qua một lần, bánh sẽ cứng hơn và dậy mùi thơm hòa quyện của đường và nếp. Ngày nay, bánh in có trộn thêm bột đậu xanh, cũng có loại bánh in được làm hoàn toàn bằng đậu xanh đã được rang chín xay mịn, trộn với đường đã thắng keo lại.

5. Bánh gừng


Bánh gừng không phải được làm từ gừng, mà người ta chỉ làm bánh hình giống những củ gừng. Bánh được chiên trong dầu ăn cho phồng lên và có màu vàng như màu của củ gừng.

Bánh gừng có hình dáng và màu sắc giống như củ gừng

Người ta cắm những củ gừng ấy vào tăm tre rồi đem đặt thành hình tháp, chung quanh một cái lõi được làm từ thân cây chuối. Tất cả được đặt trên chiếc mâm gỗ trông như một khối tháp, toàn khối được gọi là quả bánh gừng.

Thời gian trôi đi nhanh chóng, nhưng ngày Tết là dịp để các thế hệ con cháu biết ơn công lao của Tổ tiên, ông bà. Bởi vậy mà những loại bánh trái thơm thảo của hồn Việt trên bàn thờ tổ tiên từ thuở chàng Liêu lên ngôi nhờ hai tấm bánh, hẳn rằng sẽ mãi còn trường tồn với thời gian.

Bánh Tết cổ truyền của người Việt (Phần 1)

Trong những ngày xuân rộn ràng, lòng người náo nức mừng năm mới, trên khắp nẻo đường, ở đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm áo quần mới, đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà trong dịp Tết Nguyên Đán. Và một điều không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt đó chính là những món bánh cổ truyền đặc trưng cho ngày Tết Việt.

Bánh Chưng, bánh Tét là những thứ bánh cổ truyền trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam

Đối với người Việt, ăn tết là một nét đẹp văn hóa ẩm thực đặc trưng nhất của người Việt ta từ xưa đến nay:

“Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông cho tết đến dựng nêu ăn chè”.

Tết đoàn viên gia đình


Trên chiếc chiếu cói mộc mạc ở góc vường, những người thân trong gia dình, lối xóm quây quần để làm bánh Tết, tạo thêm tình cảm giữa các thành viên trong gia đính.

Cũng nếp, cũng lá, cũng đậu mà người Việt Nam ta đã sáng tạo ra bao nhiêu thứ bánh. Thời Lê Quý Đôn, ông từng tính trong Vân đài loại ngữ 29 loại lúa nếp. Còn ngày nay, riêng ở miền Bắc đã có 18 loại giống nếp.

Đời sống hiện đại tấp nập và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt ngày càng có ít đi những thứ bánh Tết. Truyền thống vẫn còn đó, nhưng không còn nguyên vẹn, như hương vị nhạt nhẽo của chiếc bánh chưng được nấu bằng nồi áp suất hoặc bếp ga.

Ngoài bánh Chưng, bánh Tét cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của dân tộc, Việt Nam còn có nhiều loại bánh Tết mang hương vị đặc trưng của ngày Tết cổ truyền.

1. Bánh chưng


Bánh Chưng là một thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Bánh Chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và trời đất.

Bánh Chưng là thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết nguyên đán

Công thức gói bánh Chưng cũng rất đơn giản, với những nguyên liệu như: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn ba rọi, lá dong. Gạo nếp thường là gạo thu hoạch vụ mùa, hạt to, tròn, mẩy và thơm dẻo hơn so với các vụ khác.

Ngoài ra, còn có các gia đình phải mua được loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp hương để làm bánh cho ngon. Đậu xanh thường được lựa chọn công phu. Thịt ba rọi thì chọn loại vừa có mỡ vừa có nạc để nhân bánh có vị béo đậm đà, không thô bã.

Ngoài ra, các gia vị cần có như hạt tiêu, hành củ, muối hạt, lá dong, lạt buộc bánh Chưng thường dùng từ ống cây giang được chẻ ra, ngâm muối hoặc hấp mềm.

2. Bánh lá


Bánh lá răng bừa xứ Thanh. Trên mâm cỗ ngày Tết, tuy có rất nhiều thức ăn ngon, nhưng luôn có thêm đĩa bánh răng bừa bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ và lá chuối.

Bánh lá hay còn được gọi là bánh răng bừa, có nguồn gốc từ Thanh Hóa

Nhân bánh gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ, trộn với hạt tiêu và muối. Nếu để làm bánh răng bừa để đi lễ chay hoặc lễ chùa thì nên làm nhân bằng lạc hoặc đậu. Sau khi gói xong, xếp bánh ngay ngắn cho vào nồi và cho nước vào luộc chín.