Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

5 cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng ở Hà Nội - Phần 2

Ở phần 2, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 2 cửa hàng bánh ngọt dành cho những tín đồ mê bánh ngọt, những chiếc bánh có hương vị dịu ngọt cùng với thiết kế của tiệm bánh đã mang đến cho tiệm bánh rất đông khách hàng.

4. Bánh Bơ Bồng Bềnh - mê cung các loại bánh gateaux ngộ nghĩnh


Tọa lạc ở vị trí trung tâm nội thành Hà Nội, Bánh Bơ Bồng Bềnh là cái tên được nhiều người mê bánh ngọt nhắc đến. Mỗi khi bạn băn khoăn nên chọn nơi nào để ăn nhiều loại bánh, bạn nên đến Bánh Bơ Bồng Bềnh một lần đi nhé.

Bánh Bơ Bồng Bềnh là tiệm bánh ngọt nổi tiếng nằm trên phố Tràng Tiền

Đây là một cửa hàng bánh ngọt nhỏ nhắn nằm trong ngõ Tràng Tiền, con ngõ ăn uống nổi tiếng tại Hà thành. Nơi đây, hầu như các loại bánh ngọt nổi tiếng nào cũng có, phong cách trang trí rất dễ thương. Đặc sản nổi tiếng nhất của tiệm bánh chính là các loại bánh sinh nhật, bánh gato được thiết kế độc đáo, tinh tế với nhiều màu sắc bắt mắt.

Không gian phía ngoài của cửa hàng bánh

Ngoài ra, vào các dịp lễ lớn như Valentine, 8/3, 20/10... Cửa hàng Bánh Bơ Bồng Bềnh luôn trong tình trạng quá tải, khi họ phải thực hiện rất nhiều đơn hàng, khách hàng chủ yếu là các cặp tình nhân. Được tặng món quà vừa đẹp mắt, vừa đáng yêu lại rất ngọt ngào theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là điều mà cô gái nào cũng mơ ước. Đây cũng chính là lý do mà dù không phải ngày lễ, cửa hàng vẫn luôn đông khách.

Quán ở địa chỉ: 4A ngõ Tràng Tiền, Hà Nội.

5. Chérie House - đặc sản bánh gateaux in ảnh


Không gian bên trong của tiệm bánh ngọt

Đã có mặt tại Hà Nội hơn 3 năm, Chérie House là một điểm hẹn nổi tiếng dành cho những tín đồ hảo ngọt. Quán có một không gian vừa phải, được trang trí chủ yếu là màu tím hồng và trắng, nên khách tới đây phần lớn là cặp đôi yêu nhau. Căn phòng cũng được trải thảm màu tím và được kê những chiếc bàn gỗ màu trắng, rèm cửa được buông hờ họa tiết nhí càng khiến không gian ở đây thêm đáng yêu. Hiếm có một cửa hàng bánh ngọt nào ở Hà Nội được thiết kế công phu đến thế.

Bánh ngọt là loại bánh đặc trưng nhất ở đây

Ở đây có rất nhiều các loại bánh. Tại Chérie House, bánh ngọt là loại bánh nổi tiếng nhất, và cửa hàng cũng luôn cập nhật những xu hướng bánh mới nhất để chiều lòng các thực khách của mình. Bạn có thể tìm thấy tại đây các mặt hàng nổi tiếng như bánh cupcake ngộ nghĩnh, gateaux truyền thống. Ngoài ra, mọi người có thể mang ảnh đến và đặt Chérie House in lên bánh bằng loại chất liệu đặc biệt, không độc hại và vẫn đảm bảo chất lượng an toàn cho chiếc bánh.

Quán ở địa chỉ: số 35, ngõ 91, đường Nguyễn Chí Thanh.


5 cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng ở Hà Nội - Phần 1

Bạn có thể cùng bạn bè, người thân đến đây để nhấm nháp từng miếng bánh ngọt lan tỏa bên trong miệng, cùng với tiếng nhạc dìu dặt trong các cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng tại Hà Nội.

1. Mint - thiên đường cupcake xinh xắn

Những chiếc bánh cupcake với nhiều màu sắc dễ thương

Nằm ở vị trí trung tâm, gần ngã 5 Cửa Nam (Hà Nội). Mint có mảng tường được vẽ tranh độc đáo. Nhắc tới tiệm bánh Mint là nhắc tới thiên đường các loại bánh cupcake nhỏ trong lòng bàn tay, được thiết kế khá ngộ nghĩnh và rất sáng tạo. Đây đã trở thành một địa chỉ quen thuộc dành cho các bạn trẻ Hà Nội mỗi khi chuẩn bị quà tặng sinh nhật cho bạn bè, người thân.

Bánh cupcake ở Mint có vị ngọt dịu nhẹ

Hương vị của những chiếc bánh không quá ngọt, lớp kem béo ngậy nướng cùng chocolate mềm xốp hoặc matcha thơm thơm hay lớp kem trang trí nhiều màu sắc kẹo ngọt đã mê hoặc nhiều thực khách trẻ. Nếu muốn tận hưởng một nơi yên tĩnh, thuận tiện cho việc đi lại để thưởng thức những chiếc bánh ngọt cùng với tiếng nhạc êm ái thì hãy tới Mint.

Quán ở địa chỉ: 4B Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

2. Chez Moi - thủ phủ của bánh mousse


Bánh mousse đã dần chiếm được cảm tình của thực khách Việt Nam. Bánh mousse có vị ngọt vừa phải, thơm nhẹ, màu sắc sặc sỡ và bóng bẩy như thạch. Đặc biệt, chúng chỉ to hơn bánh cupcake, ăn không hề bị ngấy và không sợ bị béo.

Phía bên ngoài của tiệm bánh Chez Moi

Vị của bánh mousse thường rất ít ngọt, ít bánh. Vị bánh chủ yếu thường là các loại hoa quả hơi chua như dâu tây, chanh leo,.. nên bạn có thể ăn 2 - 3 chiếc bánh cùng một lúc. Để mua bánh mousse đúng vị thì bạn phải cất công tìm kiếm và có một tiệm bánh mousse nằm khuất trong ngõ Hàng Cháo.

Khách tới đây thường là để mua về nhà, nhưng với những ai thích ngồi tại quán, chậm rãi để thưởng thức từng thìa bánh xốp xốp, thơm thơm, mềm mịn tan ngay trong miệng thì vẫn sẽ có không gian riêng dành cho bạn. Ngoài ra, tại đây bạn có thể gọi một số đồ uống theo phong cách Tây cơ bản khi thưởng thức chung với bánh.

Quán ở địa chỉ: Cửa 10 khán đài B sân vận động Hàng Đẫy (đối diện số 19 Ngõ Hàng Cháo), Hà Nội.

3. Tầng Trệt - không gian cúng cho người mê bánh ngọt


Không phải là một tiệm bánh 100% nhưng bánh ngọt là một đặc trưng nhất ở đây. Hầu như ai đến đây lần đầu cũng bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo về các loại bánh ngọt và không gian quán thiết kế rất Tây.

Cửa hàng bánh Tầng Trệt được thiết kế với phong cách Tây

Tầng Trệt không thuộc trung tâm Hà Nội, nhưng lại là địa chỉ quen thuộc đối với ác bạn học sinh, sinh viên của các trường cấp 3 và đại học trong khu vực Cầu Giấy. Người đến tiệm sẽ thấy có chút gì đó quen thuộc trong cách bài trí vì nó na ná giống Kafe hay District01 nổi tiếng một thời bởi những chiếc bàn đóng giản dị bằng gỗ sáng màu, chụp đèn lồng sắt trơn, giản tiện phong cách mộc mạc. Tuy nhiên, không gian ấm áp, yên tĩnh và gần gũi hơn nhiều, giá cả cũng rất phù hợp với các bạn học sinh và sinh viên.

Những chiếc bánh ngọt ở đây có thể hấp dẫn bất cứ thực khách nào

Tầng Trệt chính hiệu là một quán cà phê, nhưng bánh cũng là một trong những món chủ đạo. Bởi vậy mà món bánh ngọt luôn được hiện diện trên tấm biển gỗ ở phía ngoài quán, báo hiệu hôm nay quán sẽ phục vụ những món nào. Bạn có thể tìm thấy ở đây những khoanh bánh Tiramisu tầng tầng lớp lớp hay bánh mousse có vị ngọt dịu dàng. Bạn sẽ nhấm nháp từng thìa bánh nhỏ cùng với tách cà phê hoặc tách trà thơm nhẹ, bên tiếng nhạc Jazz dìu dặt, tình tứ, để chậm rãi đọc từng trang sách hay thì thầm to nhỏ với bạn bè.

Quán ở địa chỉ: số 2 Ngõ 82 Nghĩa Tân (gần ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân), Hà Nội.


Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Những tiệm bánh ngọt nổi tiếng trên thế giới

Cùng ngắm những chiếc bánh ngọt được tạo hình như những tác phẩm nghệ thuật đặt trong không gian sang trọng của các cửa hàng bánh sinh nhật, tất cả đủ để khiến bạn ngây ngất rồi.

1. Dominique Ansel Bakery, New York (Mỹ)


Cửa hàng bánh ngọt donut nổi tiếng tại Mỹ

Tại đây, bánh được bày bán rất nhiều, trong đó có các loại bánh crount và người dân Mỹ rất thích loại bánh này, đây là một sự kết hợp ngọt ngào giữa bánh donut kiểu Mỹ và bánh croissant kiểu Âu. Lớp bột bánh vừa giòn rụm lại vừa dẻo khiến bạn sẽ mê mẩn những chiếc bánh này. Nếu bạn đến tiệm bánh sau 11 giờ trưa thì đừng thất vọng khi tiệm bánh chỉ còn một vài loại bánh quy và bánh tart.

2. Pâtisserie Sadaharu Aoki ở Tokyo (Nhật) và Paris (Pháp)


Đây là tiệm bánh ngọt có sự kết hợp giữa ẩm thực Nhật Bản và Pháp

Sự kết hợp giữa hương vị ẩm thực Nhật Bản và nghệ thuật làm bánh của Pháp, đầu bếp Sadaharu Aoki đã cho ra đời những món bánh ngon với đẳng cấp quốc tế. Nếu không đến đây, bạn sẽ không thể tìm ra được món bánh croissant trà xanh hoặc hoặc éclair mè đen ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

3. Tatte ở Boston, Mỹ


Cửa hàng bánh ngọt này nổi tiếng với món bánh tart không có đối thủ

Món bánh tart của cửa hàng bánh ngọt này hoàn toàn không có đối thủ. Bên cạnh đó, các món bánh trong tiệm còn được trưng bày rất bắt mắt, khiến bạn sẽ không nỡ ăn chúng.

4. Demel ở Vienna, Áo


Một cửa hàng bánh tại Áo

Trong tiệm bánh Demel, bạn có thể trực tiếp quan sát người đầu bếp làm và trang trí bánh. Phía sau cửa tiệm là một bảo tàng trưng bày các loại bánh ngọt.

5. Conditori La Glace ở Copenhagen, Đan Mạch


Thế giới bánh ngọt tại Copenhagen với muốn vàn các loại bánh ngọt

Ngay khi vừa bước chân vào Conditori La Glace, bạn sẽ có cảm giác như mình vừa bước chân vào một thế giới bánh ngọt. Đây là tiệm bánh lâu đời nhất tại thủ đô Đan Mạch, nó có hẳn một tủ kính để trưng bày bánh theo mùa, trong đó Giáng sinh là dịp được trang hoàng đẹp nhất. Ngồi nhâm nhi một cốc cà phê nóng với kem tươi và dùng các loại bánh ngọt tại đây là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

6.  Pasticceria Marchesi ở Milan, Italy


Cửa hàng bánh nổi tiếng nhất tại Ý

Một dịch vụ đẳng cấp 5 sao, cùng thiết kế nội thất ấn tượng là điểm nhấn của tiệm bánh này. Bên cạnh đó, bạn có thể vừa thưởng thức bánh ngọt, vừa ngắm nghía cửa hàng đồ cổ ở tầng trên của cửa hàng.

7. e5 Bakehouse ở London, Anh


Cửa hàng bánh chuyên về các loại bánh sandwich nổi tiếng tại Anh

Ngoài bán bánh ngọt ra, tiệm còn có các lớp học làm bánh căn bản, giúp bạn có thể tự tin trổ tài làm bánh tại gia đình. Tiệm bánh chuyên về các loại bánh sandwich với nhiều hương vị khác nhau và bánh mì ăn sáng kiểu Anh.

8. Du Pain et des Idees ở Paris, Pháp


Đây là tiệm bánh ngọt có bánh croissant ngon nhất Paris

Đây là cửa hàng bán bánh croissant ngon nhất Paris, ở đây còn có món bánh ốc sên escargot với nhiều hương vị lạ lùng, độc đáo. Thậm chí, nếu bạn không phải là một tín đồ của bánh ngọt, chỉ cần bước vào tiệm  và ngửi mùi bánh nướng, chắc chắn bạn sẽ phải đổi ý.

9. Bourke Street Bakery, Sydney, Úc


Tiệm bánh ngọt này có món bánh nhân thịt nức tiếng tại Úc

Thương hiệu bánh ngọt Bourke Street Bakery có mặt ở khắp mọi nơi tại Sydney.
Ngoài các món bánh ngọt thì ở đây còn có bánh nhân thịt, và đây là một món bánh  ngon nức tiếng tại Úc.

10. Tai Cheong Bakery, Hong Kong


Tiệm bánh này nổi tiếng với món bánh trứng

Tiệm bánh ngọt này nổi tiếng với món bánh trứng. Một khi bạn đã thưởng thức món tráng miệng thơm béo, ngon mịn này thì bạn sẽ phát cuồng vì nó.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trong bánh ngọt wagashi

Những chiếc bánh ngọt Wagashi tuy nhỏ nhưng vô cùng tinh tế và ẩn chứa nhiều ý nghĩa thú vị.

Wagashi là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt được trình bày đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao chứ không đơn thuần chỉ là ngon miệng. Người dân xứ mặt trời mọc vốn có quan niệm mĩ học rất sâu sắc, do đó cái đẹp đã trở thành chuẩn mực hàng đầu trong từng lĩnh vực đời sống của đất nước Nhật Bản.

Bánh ngọt Wagashi - sự tinh tế của nền ẩm thực xứ hoa anh đào

Bánh ngọt Wagashi xuất hiện ở Nhật vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.

Wagashi thể hiện một nghệ thuật đỉnh cao trong nền ẩm thực của Nhật

Kể từ nghề làm wagashi bắt đầu phổ biến khắp nước Nhật, các cửa hiệu làm bánh mọc lên khắp Kyoto cho đến các vùng lân cận. Mục đích sử dụng bánh vì vậy mà cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như món tráng miệng, kích thích vị giác sau buổi tiệc trà, góp mặt vào các bữa ăn của các gia đình quý tộc, như một sự khẳng định đẳng cấp, được dùng để làm quà biếu trong các dịp đặc biệt,...

Tới thời Minh Trị (1868-1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu món bánh này đến với phương Tây. Kể từ đó, loại bánh ngọt này đã được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực của Nhật Bản.

Ý nghĩa đằng sau bánh wagashi


Nền ẩm thực Nhật Bản, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là một món bánh ngọt thông thường, mà đây còn là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.

Bánh Wagashi có tên tiếng Hán là  “Hòa quả Tử”, nghĩa là vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó, mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: bột bánh thường được nhuộm theo các mùa trong năm, hình dạng bánh thường tương ứng với các hình ảnh trong thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết...)  và nhân bánh được làm từ đậu đỏ, tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.

Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng chiếc bánh nhỏ bé, wagashi trở thành một nền nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và là niềm tự hào của người Nhật.

Nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại


Ngày nay, những chiếc bánh ngọt wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống của người Nhật, một mặt nó tiếp tục giữ gìn những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác nó được biến tấu sao cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích là truyền bá rộng rãi ra nước ngoài.

Bánh được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như:bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía,... các đầu bếp sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật khác nhau.

Wagashi vừa mang một vẻ đẹp cổ điển của phong, hoa, tuyết, nguyệt, vừa mang trong mình đầy chất hiện đại với hình dạng những nhân vật manga, hoạt hình nổi tiếng.

Một số mẫu bánh wagashi điển hình của nền ẩm thực xứ anh đào.

1. Mochi


Mochi là loại bánh ngọt nổi tiếng và phổ biến tại Nhật Bản

Mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất. Bánh được làm với công thức đơn giản từ bột gạo được nấu chính, giã nhuyễn cộng với nhân đậu đỏ, thường có hình tròn. Bột bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh có thể làm từ trà xanh, khoai môn, kem,...

2. Namagashi


Namagashi được mô phỏng theo 4 mùa trong năm của Nhật Bản

Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, nó mô phỏng theo hình các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhật như: hoa anh đào vào mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông,.... Qua chiếc bánh ngọt này, thiên nhiên Nhật Bản như hiện lên trước mặt thực khách, rất tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của riêng mình.

Người Nhật rất chuộng namagashi dùng để làm quà biếu, tặng. Một hộp quà namagashi thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.

3. Ukishima


Bánh ngọt Ukishima được trang trí khá bắt mắt

Chiếc bánh này gần giống với bánh bông lan của phương Tây, Ukishima được làm từ bột, trứng và đường. Song bánh lại được hấp chứ không nướng, nhân bánh được làm từ đậu đỏ đã tạo cho Ukishima một hương vị rất Nhật Bản. Bánh có nhiều tầng, vẻ đẹp của nó được thể hiện qua cách bài trí hài hòa mà vẫn phong phú giữa các tầng bánh.

4.  Higashi


Bánh Higashi có nhiều hình dạng khác nhau

Đây là một loại wagashi khô, chúng được nén lại trong khuôn giống như bánh in của Việt Nam. Higashi có vị  ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Bánh được trang trí rất đậm chất điêu khắc, tạo cho higashi có một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác.

5. Manju


Bánh Manju hình chú thỏ mặt trăng

Vỏ bánh manju được làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn, tựa giống bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ngọt ưa thích của trẻ em, vì chúng thường có nhiều hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju - hình chú thỏ mặt trăng.

6. Yokan


Đây là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống của người Nhật - kanten. Điều đặc biệt nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một bức tranh đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh đào ở phía trong.

Bánh ngọt Yokan trong suốt, có in hình hoa anh đào phía trong chiếc bánh

Wagashi được xây dựng trên nền tảng của những nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của con người. Từ những điều giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã. Tính chất này phần nào đã phản ánh được nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản: đề cao cái đẹp và khéo léo biến mọi khía cạnh của đời sống thường nhật – dù là vụn vặt nhỏ bé nhất trở nên đẹp hơn, tinh tế hơn.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Những chiếc bánh ngọt Macaron xinh xắn

Bánh ngọt tráng miệng Macaron đến từ đất nước kinh đô ánh sáng, xuất hiện từ thời cách mạng Pháp (cuối thế kỷ 18), do hai nữ tu người Ý sang định cư vùng đất Nancy mang theo công thức làm bánh của quê hương mình.

Macaron là một loại bánh ngọt tráng miệng của Pháp

Nguồn gốc của bánh macaron


Những chiếc bánh macaron có hình tròn, nhỏ, gồm 2 miếng bánh mỏng úp lại, bên trong có nhân nên phía ngoài trông không khác gì những chiếc bánh Hambuger mini nhiều màu sắc. Lớp bánh ngoài cùng giòn tan, ở giữa là lớp nhân dẻo mềm, thơm ngon và có nhiều hương vị khác nhau như chocolate, hạnh nhân, dâu, cam, quế,...

Macaron được hai nữ tu người Ý sáng chế ra

Bánh macaron cổ truyền được làm từ nguyên liệu chính là bột hạnh nhân, đường, lòng trắng trứng. Những đầu bếp người Pháp đã mang đến cho loại bánh đơn giản này một hình dạng và đẳng cấp mới, tinh tế và đẹp mắt hơn. Từ một chuyến đi Thụy Sĩ vào đầu thế kỷ XX, Pierre Desfontaines - chủ tiệm bánh Ladurée ở Paris đã nảy sinh ý tưởng cho thêm lớp kem vào giữa 2 miếng bánh macaron và đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh của món bánh ngọt truyền thống.

Các đầu bếp Pháp còn tạo ra nhiều hương vị và màu sắc khác nhau, từ màu và mùi hoa hồng, trà xanh, vàng tươi với mùi chanh, màu tím hồng với mùi phúc bồn tử, màu nâu với vị quế,... Người dân Pháp thường chọn macaron làm món ăn cuối cùng với trà hoặc cafe để khép lại một bữa tiệc mời khách quý.

Cách làm bánh macaron


Công thức làm bánh macaron rất đơn giản, nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ cao của người đầu bếp. Họ phải quấy bột và lòng trắng trứng sao cho nở bông đều. Sau đó, cho bột hạnh nhân và đường vào từ từ để bánh giữ được độ xốp và quyện vừa đủ. Khuấy ít thì bánh sẽ không có lớp chân giòn xốp, mặt bánh sẽ không phẳng và mịn như lụa. Nếu khuấy quá mạnh tay thì macaron sẽ bị dẹt, cứng và dễ gãy. Để có bánh ngon thì bột phải quyện quánh, chảy mềm như dòng nham thạch.

Bánh ngọt macaron là dòng bánh phổ biến tại Pháp. Hàng năm, các nghệ nhân làm bánh từ hàng trăm tiệm bánh ngọt nổi tiếng sẽ gặp nhau tại Paris trong hội thi tài chọn ra người làm bánh macaron ngon nhất.

Để làm được những chiếc bánh Macaron ngon thì người đầu bếp phải rất tỉ mỉ và chi tiết

Các nghệ nhân làm bánh macaron của Pháp vẫn hay nhắc đến cái tên Pierre Herme, một bậc thầy làm macaron. Những chiếc bánh macaron được ông làm ra đều là nghệ thuật pha trộn của hương vị, sắc màu và cảm giác. Ông sáng tạo ra những chiếc bánh macaron có một không hai bằng việc kết hợp giữa rượu Campari và bưởi, hạt dẻ cười với mơ, chocolate và muối - đường caramen, vải và trái phúc bồn tử hay macaron hạt dẻ với trà xanh…

Với những sáng tạo tuyệt vời đến như vậy thì chiếc bánh Macaron nhỏ bé đã làm say mê bao nhiêu thực khách đến từ khắp nơi trên thế giới, tạo nên một nét riêng của nền ẩm thực Pháp.

Những món bánh gắn liền với Tết Hàn thực

Không chỉ đơn thuần là những loại bánh quen thuộc trong ngày Tết Hàn thực, các loại bánh ngọt gồm bánh trôi, bánh chay còn là một nét văn hóa của người Việt.

2 món bánh ngọt trong ngày Tết Hàn thực của người Việt Nam

Bánh trôi, bánh chay trở thành những món ăn truyền thống trong ngày tết Hàn thực của người Việt Nam. Vào ngày 03/03 âm lịch hàng năm - tết Hàn thực, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, nhằm tưởng niệm những người thân trong những ngày tháng cuối xuân.

Nguồn gốc về Tết Hàn thực


Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó gắn liền với một câu chuyện từ xa xưa, được biên lại trong cuốn “Đông Chu Liệt Quốc”. Để tưởng niệm lòng trung thành của Giới Tử Thôi, vua nước Tấn đã hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày (mùng 3 - 5/3 âm lịch) và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Do đó, ngày này được gọi là ngày Hàn thực. Sau này, người Trung Quốc đã giản tiện chỉ giữ lệ làm Tết Hàn thực vào ngày mùng 3/3.

Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nên người Việt cũng làm Tết Hàn thực. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt ăn Tết Hàn thực để lễ Phật và cúng gia tiên, do đó vào ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam, chúng ta không kiêng lửa.

Tết Hàn thực là dịp không thể thiếu món bánh trôi và bánh chay. Ngoài ra, một số nơi còn nấu xôi chè. Tại một số vùng ngoại thành Hà Nội thì người ta còn làm bánh nhót để lễ Phật và cúng gia tiên.

Tục làm bánh trôi, bánh chay là để nhắc lại sự tích Âu Cơ và Lạc Long Quân

Hiện nay, nhiều người cho rằng bánh trôi và bánh chay có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cũng có sự tích kể lại rằng 2 loại bánh ngọt này có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh này là để nhắc lại sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ.

Làm bánh trôi, bánh chay


Tuy đây là 2 loại bánh dễ làm, nhưng để có được viên bánh ngon, người làm bánh cũng phải lựa chọn nguyên liệu khá cầu kỳ. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng và được pha theo tỷ lệ 8 hoặc 9 phần nếp với 1 đến 2 lon gạo tẻ.

Nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay phải được lựa chọn khá cầu kỳ

Bánh trôi được làm bằng bột nếp nhào với nước, có nhân bằng đường phên già. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, với những miếng đường đỏ thắm, rắn đanh và giòn.

Bánh trôi được người làm viên thành những viên tròn nhỏ, vừa miệng kèm một viên đường phên nhỏ làm nhân. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, sau đó bạn vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa.

Bánh chay ngon

Cũng làm từ chất liệu bột như bánh trôi nhưng kích thước của bánh chay thường to hơn với nhân bánh được làm từ đậu xanh nấu chín, trộn với đường và dừa sợi. Muốn có viên bánh chay ngon, người ta thường chọn giống đỗ tiêu hạt nhỏ, thơm để làm nhân.

Bánh chay được để trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy bột đao hoặc bột sắn dây ướp hoa bưởi. Tùy nơi, người ta có thể rắc thêm chút vừng hoặc dừa, đỗ xanh lên mặt bánh.

Một số nơi tại Việt Nam còn có bánh nhót

Ngoài 2 loại bánh ngọt là bánh trôi và bánh chay ra, một số tỉnh ở miền Bắc còn làm bánh quả nhót trong Tết Hàn thực. Bánh nhót cũng được làm từ bột nếp, nhưng nó không có nhân. Tùy từng nơi mà sau khi luộc chín, bánh sẽ được đảo qua với mật hoặc dính thêm vài hạt lạc phía ngoài bánh.

Bánh trôi có màu của lá dứa trông rất đẹp mắt

Bánh trôi gấc

Ngày nay, xung quanh cách làm bánh trôi, bánh chay truyền thống, đã có rất nhiều biến thể của 2 loại bánh này như bánh trôi có màu xanh, màu đỏ gấc rất đẹp mắt.
Ngày nay, xung quanh cách làm bánh trôi, bánh chay cổ truyền, còn có rất nhiều biến thể như bánh trôi hình chân mèo ngộ nghĩnh hay trộn bột bánh với lá dứa, gấc, khoai lang để có màu thật đẹp mắt. Bánh chay thay vì đậu xanh thì có thể là bánh chay bí đỏ, bánh chay nhân đậu đỏ…


Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Các loại bánh ngọt dân dã

Những loại bánh ngọt dân dã luôn hấp dẫn các thực khách bởi vị ngọt của đường, vị béo của dừa, vị thơm của lá dứa, bơ. Các loại bánh này thường được ăn vặt hay tráng miệng sau bữa cơm.

Bánh chuối

Chọn mua loại chuối sứ chín, khi nướng xong, chuối sẽ đỏ hồng và tươm mật, vừa đẹp mắt vừa ngọt. Sau đó lột vỏ, cắt miếng xéo, cho đường và chút rượu rum vào để ướp. Nước cốt dừa, sữa tươi không đường, đường cát, trứng gà đánh tan trộn đều, cho bánh mì xé nhỏ vào ngâm cho nở, nếu hỗn hợp loãng, cho thêm ít bột mì vào.

Bánh chuối dân dã

Bật lò nướng trước để lò nóng, thoa bơ vào khay nướng rồi lót giấy. Cho chuối vào hỗn hợp bánh mì, thêm vani vào rồi trộn đều. Đổ hỗn hợp đó vào khay, cho vào lò nướng khoảng một giờ, bánh chín vàng đều hai mặt và ráo là được. Bánh chuối để thật nguội, thật ráo mới ngon.

Bánh khoai mì nướng


Khoai mì rửa sạch, rạch vài đường dọc trên củ khoai rồi dùng mũi tách bỏ vỏ. Đem ngâm khoai khoảng 1 giờ để loại bỏ chất độc, sau đó đem bào nhuyễn, lựa bỏ những cọng xơ còn lẫn, cho khoai vào túi vắt bớt nước.

Bánh khoai mì nướng hấp dẫn và ngon miệng

Phần nước giữ lại, chờ tinh bột lắng xuống và đem bỏ nước vàng ở trên mặt. Đường, sữa đặc có đường, nước cốt dừa, khoai mì, tinh bột mì, vani, tất cả cho vào thau lớn trộn đều. Bật lò nướng. Làm nóng khuôn, đổ ít dầu vào, nhớ tráng xung quanh thành khuôn, lót giấy đáy khuôn rồi mới đổ hỗn hợp khoai mì vào, cho vào lò nướng đến khi bánh chín vàng hai mặt, dùng tăm xăm, nếu thấy bánh ráo đem ra để nguội, cắt ăn.

Bánh bò nướng


Bánh bò nướng đạt chuẩn là bánh nở xốp, có nhiều rễ tre, dùng bột nở làm sẽ nhanh và dễ hơn. Dừa vắt lấy nước cốt (lần một)  và nước dảo (lần hai). Hòa bột gạo và nước dừa dảo cho tan, rồi cho bột nổi vào. Cho hỗn hợp nước đường vào bột, trộn theo một chiều, chú ý nhẹ tay để bột không nổi bong bóng và ủ trong vòng 30 phút cho bột nở.

Bánh bò Nam Bộ

Vặn lò nướng, sau đó cho khuôn vào, khuôn nóng đem ra thoa dầu vào khuôn, lót giấy và để vào lò cho khuôn nóng trở lại, chuẩn bị sẵn một rổ lớn, khi khuôn thật nóng, đổ bột vào rổ cho bột chảy xuống khuôn và nghe thấy tiếng “xèo”, như vậy mới có “rễ tre”. Cho bánh vào lò nướng đến khi vàng đều cả hai mặt. Bánh để nguội mới ăn.

Bánh da lợn


Đậu xanh được cà vỏ đem ngâm nở, nấu chín, sau đó xay nhuyễn. Lá dứa xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Bột năng, bột gạo (lượng bột năng gấp ba bột gạo), nước cốt dừa đường, trộn đều, chia làm hai phần, một phần hòa với đậu xanh đã xay, phần kia cho nước cốt lá dứa vào, trộn đều; nếu bột lợn cợn, lọc qua rây cho mịn. 

Món bánh da lợn tựa như thạch rau câu

Chuẩn bị sẵn nồi hấp, cho nhiều nước, nấu sôi. Thoa dầu ăn trên khuôn, đặt khuôn vào nồi hấp rồi đổ hỗn hợp lá dứa vào, hấp chín, đổ tiếp hỗn hợp bột đậu xanh, tiếp tục lớp này xong đến lớp kia cho bột đầy khuôn và phải chín hẳn một lớp mới đổ tiếp. Lấy khuôn ra để nguội, dùng dao ấn theo thành khuôn rồi úp ngược đổ bánh ra. Cắt bánh bằng chỉ mới không bị vỡ.

Bánh phục linh


Bột năng trộn với lá dứa cắt khúc, bỏ vào chảo bắc lên bếp rang với lửa nhỏ, dùng xẻng trộn đều tay, đừng để bột cháy. Khi thấy thơm, dùng tay bóp nhẹ, nếu cọng lá dứa vỡ nát ra là được. Bột nguội thì dùng rây để lược bỏ lá dứa. Nước cốt dừa bắc lên bếp khuấy với đường cho tan, sau đó trộn vào bột đã rang. Trộn từ từ tới khi bột vừa ẩm là được. Cho bột vào khuôn ém chặt rồi vỗ khuôn ra lấy bánh. Muốn để dành lâu, đem bánh sấy khô. Nếu muốn bánh có màu, trộn bột màu thực phẩm hoặc nước cốt lá dứa vào nước cốt dừa trước rồi mới đổ vào bột rang.

Hướng dẫn làm bánh cupcake đơn giản

Bánh cupcake sẽ là một món quà ý nghĩa và độc đáo dành cho những người thân và bạn bè của bạn trong những dịp đặc biệt, hơn nữa đây lại là do chính bạn làm ra nên nó sẽ có ý nghĩa rất lớn. Sau đây là hướng dẫn giúp bạn thực hiện làm ra những chiếc bánh cupcake ngộ nghĩnh và dễ thương.

Nguyên liệu làm bánh cupcake


Phần bánh


– Bột mỳ
– 1/2 muỗng cà phê
– 1 muỗng cà phê bột nở
– 1/2 một chén đường
– 1 quả trứng gà
– 1 ly sữa tươi
– 1 thanh bơ mềm và một ít muối

Lớp trang trí


– 5 miếng sôcôla trắng
– 2 chén đường
– 2/3 muỗng cà phê vani trắng
– Một ít bơ mềm
– 1/4 chén sữa tươi

Cách làm bánh cupcake


Bước 1: Đầu tiên chúng mình làm phần cốt bánh trước. Bạn cho bột mì + bột nở + cà phê + đường vào một cái bát lớn và trộn đều lên.

Làm bánh cupcake đơn giản tại nhà

Bước 2: Cho trứng gà vào một cái bát khác, đánh bông lên.

Đánh trứng gà cho bông lên

- Sau đó bạn đổ sữa tươi vào đánh cùng

Cho sữa tươi vào đánh cùng

- Tiếp theo là cho hỗn hợp trứng và sữa ở trên vào bát bột lúc đầu, đánh nhuyễn và bông, sao cho hỗn hợp của bạn trở nên đặc quánh và mịn màng, không bị vón cục.

Bước 3: Cho bột vào khay đem vào nướng, bạn nên nướng bánh ở 180 độc C trong vòng 20 - 25 phút.

Cho bánh vào khay và bắt đầu nướng

Bước 4: Trong lúc đợi bánh chín, bạn nên chuẩn bị lớp kem để trang trí phía trên mặt bánh. Bẻ vụn socola trắng và cho ra bát, để trong lò vi sóng khoảng 2 - 3 phút cho tan chảy ra.

Nấu socola trắng cho tan chảy ra

Bước 5: Bạn lấy 1 chiếc bát sạch, cho vani + bơ + sữa tươi + nước lọc vào đánh tơi lên.

Đánh tơi hỗn hợp lên

Cuối cùng mới đổ socola vào và trộn lên. Tiếp tục dùng máy đánh thật nhuyễn. Sau đó, bạn đưa hỗn hợp này để trong tủ lạnh khoảng 45 phút.

Cho socola trắng vào đánh chung với hỗn hợp trên

Bước 6: Sau khi bánh chín, lớp kem cũng đã được ủ xong, chúng ta sẽ đưa ra phun lên bánh, bạn nên trang trí thêm mấy viên kẹo tròn tròn cho bắt mắt.

Bạn hãy trang trí phần kem lên mặt bánh

- Nếu tỉ mỉ một chút sẽ có những chiếc bánh cupcake cực xinh xắn và đáng yêu

Những chiếc bánh cupcake được trang trí nhỏ xinh

- Những chiếc bánh cupcake dễ thương và ngọt ngào do chính tay bạn làm để dành tặng cho bạn bè, người thân trong dịp sinh nhật, một sự kiện đặc biệt nào đó. Chắc chắn chủ nhân của những chiếc bánh cupcake sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Bánh cupcake